Bệnh phế quản, hen suyễn có nên dùng Đông trùng hạ thảo không?
Bệnh hen suyễn mãn tính và cách ngăn ngừa chống tái phát.
Bệnh hen suyễn và biểu hiện thường gặp
Bệnh hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản là một bệnh mãn tính của hệ hô hấp. Vào lúc xuất hiện cơn hen suyễn, lớp niêm mạc sẽ bị sưng lên, dễ gây hiện tượng viêm nhiễm, kích ứng. Khi tình trạng phù nề trở nên nặng, đường dẫn khí sẽ bị thu hẹp vào. Lúc này người bệnh sẽ rất khó thở và vô cùng khó chịu.
Người mắc bệnh hen suyễn nên tránh xa các nhân tố có thể gây ra cơn hen như khói thuốc lá, khói bếp, khói nhang,… Thông thường người bệnh hen suyễn có thể gặp phải những biểu hiện sau:
- Thở khò khè: Đây là biểu hiệu điển hình của bệnh hen suyễn.
- Khó thở: Nguyên nhân do đường thở bị thu hẹp gây ra hiện tượng khó thở cho người bệnh.
- Đau thắt ngực: Người bị bệnh hen suyễn sẽ có cảm giác như có vật gì đè nặng ở ngực.
- Hơi thở gấp: Là dấu hiệu đặc trưng của bệnh hen suyễn thường gặp khi vận động thể dục thể thao mạnh, chạy nhanh, làm việc quá sức.
- Mặt tái nhợt, mồ hôi: Khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng Oxy, người bệnh sẽ có biểu hiện mặt nhợt nhạt, mệt mỏi, toát mồ hôi.
Đây là một số biểu hiện hay gặp ở bệnh hen suyễn. Thế nhưng ở mỗi người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Nếu chúng ta để lâu không chữa luôn sẽ gây biến chứng sang các giai đoạn nặng hơn.
Hậu quả của bệnh hen suyễn (nguồn Cophel)
Cách phòng ngừa bệnh hen suyễn
Hiệp hội phòng chống hen suyễn toàn cầu (GINA) khẳng định: Bệnh hen phế quản có thể được kiểm soát đối với tất cả bệnh nhân nếu họ có biện pháp dự phòng hàng ngày và tránh được các yếu tố gây xuất hiện cơn hen. Tuy nhiên không phải lúc nào bệnh nhân cũng có thể tránh hết được các yếu tố khởi phát nên việc luôn mang theo thuốc cắt cơn ho bên mình là rất quan trọng nhằm tránh những rủi ro ngoài mong muốn.
Một trong số cách chuyên dụng nhất để phòng chống bệnh hen suyễn là dùng các thảo dược thiên nhiên. Phương pháp đông y này không chỉ làm giảm thiểu các triệu chứng xuất hiện bên ngoài mà còn có tác dụng ổn định về lâu về dài từ bên trong. Đối với chứng bệnh hen suyễn – hen phế quản, sức đề kháng của cơ thể là hết sức quan trọng, sức đề kháng tốt các kháng thể tự sinh ra, ức chế các virus, tiêu viêm, khí quản và phế quản sẽ trở lại bình thường, đờm cũng được tiêu, bệnh hen sẽ hạn chế tái phát.
Tác dụng của đông trùng hạ thảo chữa bệnh hen suyễn mãn tính
Người ta thường sử dụng đông trùng hạ thảo để hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn mãn tính là vì trong các thành phần có trong loại thảo dược này rất tốt cho sức khỏe. Qua nghiên cứu cho thấy đông trùng hạ thảo chứa tới 17 loại acid amin và các nguyên tố vi lượng, lượng vitamin rất đa dạng và phong phú, có khả năng giúp người bệnh hen suyễn bổ sung tăng cường sức đề kháng để chống lại bệnh tật.
Đặc biệt, đông trùng hạ thảo có chứa thành phần Adenosine, có tác dụng thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu ở thận, điều hòa các nội tiết tố, tăng cường chức năng thải độc thận.
Đông trùng hạ thảo có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn
Hơn nữa, thành phần Cordycepin chứa trong đông trùng hạ thảo có tác dụng mạnh trong việc ức chế các Mycobacterium Tuberculosis và vi khuẩn là nhân tố chính trong việc gây tổn thương phổi nói chung và bệnh suyễn nói riêng. Bệnh nhân sử dụng đông trùng hạ thảo đều đặn sẽ chữa lành được các tổn thương của phổi, giảm thiểu được sự tái phát của bệnh hen suyễn.
Cách sử dụng đông trùng hạ thảo với bệnh hen suyễn mãn tính
Cách dùng đông trùng hạ thảo để hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn rất đa dạng. Chúng ta có thể dùng trùng thảo để chế biến món ăn bổ dưỡng. Sau đây, chúng ta cùng đi tìm hiểu những bài thuốc chữa bệnh hen suyễn từ đông trùng hạ thảo.
Dùng đông trùng hạ thảo ngâm với mật ong:
– Lấy 150g Đông Trùng Hạ Thảo tươi với 350ml mật ong nguyên chất
– Sau khoảng một tuần ngâm, dùng 10-15ml vào buổi sáng
– Áp dụng với người bị ho, hen lâu ngày, hút thuốc lá nhiều.
Dùng đông trùng hạ thảo hầm Gà:
– Nguyên liệu: 1 con gà, 15g trùng thảo tươi, 25g táo đỏ, hành lá tươi, gừng, tỏi và gia vị.
– Cho gà vào đun sôi rồi vớt ra, bỏ đầu, cắt rời 4 chân, bóc bỏ mỡ ở chân, rửa sạch.
– Bỏ hạt táo, cắt hành thành khúc nhỏ, dập tỏi, thái lát gừng.
– Cho gà vào bát cùng trùng thảo, táo đỏ, gừng, hành, tỏi, gia vị rồi thêm nước.
– Sôi cách thủy khoảng 2 tiếng và sử dụng trong ngày.
– Dành cho người bệnh bị hen suyễn mãn tính
Tuy nhiên, nếu người bệnh đang trong quá trình dùng thuốc khác điều trị hen suyễn mãn tính mà muốn kết hợp với đông trùng hạ thảo thì nên được sự đồng ý của các bác sĩ để đạt được hiệu quả cao.
Tham khảo ngay các cách dùng đông trùng hạ thảo tăng cường sức khỏe tại Bioviet.com.vn
Nếu cần tư vấn về sản phẩm đông trùng hạ thảo hoặc có thắc mắc trong khi bổ sung trùng thảo cho gia đình và người thân hãy liên hệ ngay với BIOVIET để được các Dược sĩ hỗ trợ tận tình. Bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi bằng nhiều cách:
