Tin tức

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH PHỔI KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA: CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ?

Chăm sóc và phòng bệnh khi thời tiết chuyển mùa

Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển, lây lan. Cần chủ động phòng bệnh và chăm sóc người bệnh đúng cách nhất là ở người cao tuổi, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ để tránh bệnh diễn tiến nặng. Lưu ý phòng bệnh bằng việc tiêm chủng đầy đủ các loại bệnh theo mùa đã có vắc xin như: Cúm, Sởi, Phế cầu…

image001

Ảnh minh họa (nguồn internet)

Từ tháng 11 đến tháng 3 Âm Lịch là thời điểm thời tiết thay đổi thất thường, khu vực phía Nam mưa nắng bất chợt, khí trời se lạnh vào buổi sáng sớm trong khi phía Bắc bắt đầu xuất hiện những đợt gió lạnh kèm theo tiết trời hanh khô. Đây là điều kiện thuận lợi để vi rút gây ra các bệnh viêm đường hô hấp như: Cảm, Cúm, Adenovirus, viêm mũi dị ứng, Sởi, COVID-19… phát triển, lây lan gây các bệnh nhiễm trùng cấp tính hoặc làm trở nặng các bệnh lý mạn tính…

Bệnh cúm

Các đợt bùng phát dịch bệnh theo mùa do cả vi rút cúm A và B gây ra. Hầu hết các đợt bùng phát dịch cúm theo mùa hiện nay là do cúm A (H3N2) gây ra. Các vi rút cúm B có thể gây bệnh nhẹ hơn nhưng thường gây ra các đợt bùng phát dịch với bệnh lý ở mức độ vừa. Sự lan truyền qua đường không khí là cơ chế quan trọng nhất trong việc gây thành dịch. Các vi rút cúm có thể lây lan theo các dịch tiết hô hấp do người bệnh phát tán ra không khí khi họ ho, hắt hơi, nói chuyện. Vi rút sẽ xâm nhập vào đường hô hấp khi chúng ta tiếp xúc trực tiếp với các giọt bắn trong không khí hoặc tiếp xúc gián tiếp với các vật dụng bị nhiễm vi rút qua bàn tay chưa rửa sạch.

Thời kỳ ủ bệnh đối với cúm từ 1 đến 4 ngày với thời gian trung bình khoảng 48 giờ. Trong những trường hợp nhẹ, nhiều triệu chứng giống như cảm lạnh thông thường (ví dụ: đau họng, chảy nước mũi); viêm kết mạc nhẹ cũng có thể xảy ra.

Cúm điển hình ở người lớn được đặc trưng bởi khởi phát đột ngột ớn lạnh, sốt, ho và đau nhức toàn thân (đặc biệt là ở lưng và chân). Nhức đầu là triệu chứng nổi bật, thường bị sợ ánh sáng và đau nhức sau mắt. Các triệu chứng hô hấp ban đầu có thể nhẹ, với họng khô và đau, nóng rát dưới xương ức, ho khan và đôi khi là sổ mũi. Sau đó, bệnh ở đường hô hấp dưới trở nên nổi bật; ho có thể dai dẳng, dữ dội và có đờm.

Ngoài ra, cúm có thể có các triệu chứng đường tiêu hóa. Trẻ em có thể bị buồn nôn nhiều, nôn, hoặc đau bụng và trẻ sơ sinh có thể có hội chứng giống như nhiễm khuẩn huyết. Sau 2 đến 3 ngày, các triệu chứng cấp tính sẽ giảm nhanh, mặc dù sốt có thể kéo dài đến 5 ngày. Ho, đổ mồ hôi và mệt mỏi có thể kéo dài trong vài ngày đôi khi vài tuần.

Viêm nhiễm đường hô hấp

Nhiễm trùng do vi rút thường ảnh hưởng đến đường hô hấp trên hoặc dưới. viêm nhiễm đường hô hấp có thể được phân loại theo vi rút gây bệnh (ví dụ: cúm) và cũng được phân loại theo hội chứng của bệnh (ví dụ: cảm lạnh thông thường, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, viêm thanh quản ). Mức độ nghiêm trọng của viêm nhiễm đường hô hấp rất khác nhau. Bệnh nặng có nhiều khả năng xảy ra ở bệnh nhân lớn tuổi và trẻ sơ sinh.

Bệnh do Adenovirus

Nhóm Adenovirus thường lây nhiễm qua không khí giống như vi rút cúm. Nhiễm Adenovirus còn có thể từ nước (ví dụ: mắc phải trong khi bơi ở hồ hoặc ở bể bơi không có đủ Clo).

Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng xảy ra ở trẻ em với dấu hiệu sốt và các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên: viêm họng, viêm tai giữa, ho và viêm amidan xuất tiết có hạch cổ. Adenovirus típ 3 và 7 gây ra một hội chứng riêng biệt của viêm kết mạc, viêm họng và sốt (sốt kèm theo viêm kết mạc – viêm họng – hạch). Hội chứng Adenovirus hiếm gặp ở trẻ sơ sinh bao gồm nặng viêm tiểu phế quản, viêm phổi, viêm thanh quản

Bệnh hen phế quản

Thời điểm trẻ em quay trở lại trường học cũng là thời điểm mùa lây nhiễm vi rút vào cao điểm, điều này đặc biệt nếu trẻ hen suyễn, thì bệnh có thể càng trầm trọng khi gặp thời điểm chuyển mùa. Theo các chuyên gia, thời điểm chuyển mùa từ mùa thu sang mùa đông là thời điểm tồi tệ nhất đối với trẻ em mắc bệnh hen suyễn do trẻ phải tiếp xúc với nhiều loại vi rút bệnh đường hô hấp. Bệnh hen suyễn thường bùng phát vào những tháng cuối năm vì hai nguyên nhân chính: (1) nhiễm virus có tỷ lệ cao trong cộng đồng, đặc biệt trong vào mùa thu và mùa đông; (2) Trẻ em trở lại trường học làm tăng khả năng lây nhiễm vi rút

Trong suốt sự thay đổi của các mùa, trẻ hen suyễn có thể bị các dị ứng khác nhau, tùy thuộc vào thụ phấn và nở hoa của các loại hoa và cỏ khác nhau. Phản ứng dị ứng hoặc kết hợp với các yếu tố môi trường khác như vi rút, ô nhiễm trong nhà và ngoài trời…đều có thể khởi phát cơn hen suyễn.

Bệnh Sởi

Sởi là bệnh truyền nhiễm do vi rút Sởi gây ra và là một trong các loại bệnh thường gặp vào thời điểm mùa thu. Bệnh Sởi có các biểu hiện đặc trưng là sốt, phát ban, ho, mắt đỏ (viêm kết mạc mắt), chảy nước mũi; có thể dẫn đến những biến chứng nặng như: Viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não… dễ dẫn đến tử vong.

Bệnh lây theo đường hô hấp qua các giọt bắn dịch tiết từ đường hô hấp của người mắc bệnh hoặc qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua bàn tay bị ô nhiễm với các dịch tiết đường hô hấp có chứa mầm bệnh. Với trẻ mắc bệnh sởi, cha mẹ không nên kiêng nước, kiêng gió, kiêng ăn… Bởi khi trẻ không được ăn đủ chất sẽ khiến bệnh kéo dài; còn kiêng gió, kiêng nước khiến trẻ không đảm bảo vệ sinh làm tăng tỷ lệ viêm phổi và các bệnh viêm đường hô hấp khác.

Chăm sóc trẻ khi thời tiết giao mùa

Bệnh do nhiễm trùng gây ra, triệu chứng xuất hiện đầu tiên thường là sốt. Vì thế, ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu, cần đưa trẻ đi khám để xác định xem hiện tượng nóng sốt ở trẻ là do loại bệnh lý nào để từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.

Khi trẻ chảy nhiều nước mũi hay bị ngạt mũi, cha mẹ có thể lấy khăn giấy để làm thông thoáng mũi cho bé. Sau đó, nhỏ nước muối sinh lý loại dành cho trẻ em vào 2 bên mũi để làm loãng dịch mũi. Lấy dịch mũi ra bằng dụng cụ hút mũi, không được dùng miệng để hút mũi cho trẻ vì miệng người lớn có nhiều vi khuẩn gây hại cho bé. Cuối cùng lấy tăm bông sạch để làm khô mũi cho trẻ. Khi làm bằng phương pháp này, nên lưu ý thực hiện trước khi cho bé ăn hoặc bú sữa giúp tránh cho bé bị nôn trớ khi ăn uống. Nên bế bé ở tư thế đứng song song với cơ thể mẹ hoặc đặt bé nằm cao đầu. Mặc dù nước muối sinh lý mang lại hiệu quả tốt, giúp mũi bé thông thoáng nhưng không nên lạm dùng nước muối sinh lý quá nhiều, dễ gây teo niêm mạc mũi.

Khi trẻ bị sốt từ 37 – 38.5 độ C, để hạ sốt nên cho trẻ nằm trong phòng mát, mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Đồng thời cho bé uống nhiều nước, ăn uống đầy đủ, lau mát cho bé ở các vùng trán, nách, bẹn bằng nước ấm. Thường xuyên đo nhiệt độ cơ thể cho bé để theo dõi xem trẻ giảm sốt hay nhiệt càng tăng.

Các biện pháp phòng bệnh lúc chuyển mùa 

Để tránh các bệnh viêm đường hô hấp trên và bảo vệ sức khỏe khi thời tiết chuyển mùa, cần lưu ý thực hiện các biện pháp phòng bệnh chung như:

1. Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo độ tuổi, Tuân thủ lịch tiêm nhắc cho trẻ, đặc biệt các loại vắc xin có liên quan đến bệnh theo mùa như: Cúm, Phế cầu, Sởi…

2. Rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng.

3. Giữ môi trường sống xung quanh sạch sẽ, thoáng mát. Vệ sinh nhà cửa, các đồ vật thông dụng mà mọi người hay tiếp xúc

4. Hạn chế đến nơi đông người. Tránh tiếp xúc gần với những người bị bệnh

5. Ở nhà khi bị bệnh, sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc với người khác để tránh lây lan mầm bệnh cho những người xung quanh.

6. Đảm bảo giữ ấm cơ thể trong những đợt thời tiết chuyển mùa: ttắm nước ấm, tắm trong phòng kín gió, tắm xong cần lau người thật nhanh và mặc quần áo ấm. Không để gió lùa vào phòng học, phòng ngủ và phòng trẻ chơi. Khi thời tiết lạnh cần mặc ấm cho trẻ ngay cả khi ở trong nhà và giữ ấm khi trẻ ngủ.

7. Nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đồng thời bổ sung nước thường xuyên. Ngoài nước lọc có thể uống sinh tố, nước ép hoa quả, sữa, ăn trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất.

Việc phòng bệnh lúc chuyển mùa vào cuối năm là vô cùng quan trọng trong cộng đồng và đối với từng người. Bằng các biện pháp hiệu quả sẽ phòng tránh các bệnh và dịch có thể xảy ra và nhất là các bệnh đường hô hấp trong đó có COVID-19.

ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO VỚI CÁC BỆNH  PHỔI  – HEN, HEN SUYỄN, VIÊM PHẾ QUẢN, VIÊM PHỔI. TRÀNG DỊCH MÀNG PHỔI, APSE, BỆNH LAO.
Không phải ngẫu nhiên mà Đông Trùng Hạ Thảo được coi là “thần dược – trị được bách hư, bách tổn”.
Trong Đông Trùng Hạ Thảo có chứa 17 acid amin khác nhau, nhiều nguyên tố vi lượng (AL, K, Na…), nhiều hoạt chất sinh học thần kỳ (Cordycepine, Adenosine, HEAA…) nhiều loại vitamin (B12, B2, C, E, K…).
man duc som o nam gioi co the phong ngua duoc hay khong 187 2
Thần dược Đông Trùng Hạ Thảo Với Bệnh Phổi
Trong Đông Y, Đông Trùng Hạ Thảo có tính ôn (ấm), vị cam (ngọt) khi các thành phần của Đông Trùng Hạ Thảo được đưa đến phổi nó có thể điều trị được chứng thở gấp, thở dốc, thở hổn hển, thở hắt và bị ho do không nạp khí.
Đối với hệ hộp hấp, Đông trùng hạ thảo có tác dụng với bệnh phổi “Bình xuyễn, trừ đàm và phòng chống khí phế thũng”, “Bảo phế, ích thậncầm máu hoá đàm, trị được chứng ho đến lao lực mệt mỏi
Đông trùng hạ thảo có tác dụng với bệnh phổi Tác dụng ích phế, bổ thận, cầm huyết trừ đờm, tăng cường đáng kể hoạt động của mi phế quản, điều tiết cơ trơn phế quản, tăng khả năng thông khí của phổi, tăng khả năng hô hấp giúp giảm nhẹ các cơn hen.
dong trung ha thao voi ung thu phoi
Đông Trùng Hạ Thảo Với Cơ Quan Hô Hấp
· Làm dịu thành cuống phổi, giãn động mạch tránh tình trạng cuống phổi bị thu hẹp dẫn đến đau thắt ngực
· Thúc đẩy quá trình sản sinh Adrenalin, một loại Hormon được sản sinh bởi tuyến thượng thận, cùng với Hormon Noradrenaline có tác dụng kích thích điều chỉnh làm tăng lượng Oxy cung cấp cho não và các cơ, làm giãn nở đồng tử và ức chế các chức năng không cần thiết của cơ thể trong các trường hợp khẩn cấp như: sốc phản vệ, huyết áp giảm đột ngột, đường thở tắc hẹp, chặn đường thở bình thường.
· Khôi phục các tế bào nang phổi đã bị hư hỏng, do đó cực kỳ hiệu quả với các bệnh phổi. Người lớn tuổi, người thường xuyên hút thuốc lá, bia, rượu được khuyên dùng để tăng cường chức năng phổi và hạn chế tối đa sự hư hại của phổi do ảnh hưởng tuổi tác và chất độc trong khói thuốc.
· Hỗ trợ điều trị, làm giảm nhẹ các triệu chứng bệnh như: thở khò khè, bệnh tim phổi, bệnh viêm phế quản mãn tính ở người già, bệnh giãn phế quản.

 Đông trùng hạ thảo có tác dụng với bệnh phổi ·Hoạt chất Cordycepine trong Đông Trùng Hạ Thảo có khả năng mạnh mẽ trong việc ức chế đồng thời diệt trừ các vi khuẩn gây nhiễm trùng và ung thư phổi.

dong trung ha thao voi benh phoi

Đông Trùng Hạ Thảo Tác Động Cơ Quan Hô Hấp
· Bệnh nhân bị các bệnh về hô hấp sẽ cảm thấy mạnh mẽ hơn sau một tháng sử dụng Đông trùng hạ thảo có tác dụng với bệnh phổi
Theo Giáo sư Đái Duy Ban (nguồn) Hoạt chất Cordycepine có vai trò tương tự như thuốc tổng hợp hoá học Acryclorvir trong điều trị các bệnh virut, nhiễm khuẩn. Cordycepine sinh ra cơ chế làm gián đoạn tổng hợp ADN cũng giống như hiệu quả phòng ngừa ung thư của một số tác nhân hoá trị liệu khác.

Nếu cần tư vấn về sản phẩm đông trùng hạ thảo hoặc có thắc mắc trong khi bổ sung trùng thảo cho gia đình và người thân hãy liên hệ ngay với BIOVIET  để được các Dược sĩ hỗ trợ tận tình. Bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi bằng nhiều cách:

——————————————————————–
☎️ Hottline: 0913597374
Chịu trách nhiệm nội dung: TS Vũ Thanh Thủy- Phó giám đốc -phụ trách truyền thông.
199 Lượt xem
Mua hàngaffiliate