THỦ TỤC CHỨNG NHẬN ISO 22000:2018
Tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa nguyên lý “Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn – HACCP” và các yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001. Tiêu chuẩn ISO 22000 tập trung đưa ra các bước thực hiện xây dựng và thiết lập các biện pháp phòng ngừa – kiểm soát điều kiện vệ sinh nhà xưởng, kiểm soát các mối nguy an toàn thực phẩm; đồng thời phòng tránh nhiễm bẩn vào thực phẩm. Vậy các bước áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 vào sản xuất và chế biến thực phẩm như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.
Sau khi xây dựng thành công hệ thống ISO 22000:2018, doanh nghiệp sản xuất cần phải xin chứng nhận của Tổ chức chứng nhận được chỉ định. VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC GIA là một cơ quan độc lập với cơ quan tư vấn áp dụng ISO 22000:2018. Theo đó, Thủ tục chứng nhận ISO 22000:2018 đều phải tuân theo các bước sau:
Bước 1: Tiếp xúc ban đầu
Cuộc tiếp xúc diễn ra nhằm mục đích trao đổi thông tin giữa cơ quan chứng nhận và khách hàng. Các thông tin chính cần thống nhất bao gồm:
– Các yêu cầu cơ bản của việc chứng nhận
– Các bước của thủ tục chứng nhận
– Tiêu chuẩn ứng dụng
– Các chi phí dự tính
– Chương trình kế hoạch làm việc
Bước 2: Chuẩn bị cho việc kiểm tra chứng nhận (đánh giá sơ bộ)
– Doanh nghiệp gửi tới cơ quan chứng nhận: Đơn đăng ký chứng nhận, các kế hoạch ISO 22000:2018, các tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc áp dụng ISO 22000:2018.
– Cơ quan chứng nhận cử chuyên gia phân tích đánh giá tình trạng thực tế về hồ sơ ISO 22000:2018 nhằm phát hiện ra những điểm yếu của văn bản tài liệu và việc áp dụng hệ thống ISO 22000:2018 tại thực địa. Sau khi kiểm tra và đánh giá sơ bộ, các chuyên gia phải chỉ ra được những vấn đề về hồ sơ tài liệu và thực tế áp dụng ISO 22000:2018 cần chấn chỉnh để doanh nghiệp sửa chữa kịp thời. Bước đánh giá sơ bộ này rất có lời cho doanh nghiệp vì nó đóng vai trò hướng dẫn khuôn mẫu cho bước tiến hành đánh giá chính thức.
Bước 3: Kiểm tra các tài liệu về ISO 22000
Các tài liệu này đã được hiệu chỉnh, sau đánh giá sơ bộ (bước 2), gồm:
– Kế hoạch ISO 22000:2018, tài liệu liên quan ISO 22000:2018 (Sổ tay ISO 22000:2018)
– Thủ tục và chỉ dẫn công việc
– Mô tả sản phẩm
– Các tài liệu về giám sát, kiểm tra, thử nghiệm,, sửa chữa…
– Bảng hỏi kiểm định ISO 22000:2018
Bước 4: Đánh giá chính thức các tài liệu
– Các văn bản tài liệu ISO 22000:2018 sẽ được đánh giá tính phù hợp của hệ thống ISO 22000:2018 với các luật lệ, tiêu chuẩn liên qua được xác định, cụ thể là:
Xem xét sự phù hợp với các yêu cầu vệ sinh
Việc thẩm tra và xác nhận các CCP
Các tài liệu, hồ sơ khác có liên quan
– Sau khi xem xét, đánh giá chính thức các tài liệu, hồ sơ, chuyên gia đánh giá phải làm báo cáo đánh giá về các văn bản tài liệu và gửi cho doanh nghiệp 1 bản.
– Doanh nghiệp nhận được bản báo cáo đánh giá về các văn bản tài liệu, có trách nhiệm rà soát và sửa chữa.
Bước 5 : Đánh giá chính thức. Kiểm tra, thẩm định tại thực địa
– Đoàn đánh giá sẽ đến kiểm tra và thẩm định tại thực địa, xem xét sự phù hợp của các hồ sơ với thực tế, kiến nghị sửa chữa các điểm không phù hợp.
– Trong khi kiểm tra chứng nhận tại thực địa, sẽ xác định hiệu quả của hệ thống ISO 22000:2018.
– Vai trò của doanh nghiệp trong quá trình kiểm tra là trình bày các ứng dụng thực tế của các thủ tục chương trình ISO 22000:2018.
– Kết thúc kiểm tra tại thực địa, đoàn đánh giá sẽ tổ chức một buổi họp kết thúc, doanh nghiệp sẽ có cơ hội đưa ra ý kiến về những gì kiểm tra tìm thấy đã nêu ra.
Bước 6: Cấp chứng nhận HACCP
– Cơ sở được cấp chứng nhận ISO 22000:2018 nếu toàn bộ hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa thỏa đáng, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận.
– Cơ quan chứng nhận sẽ cấp chứng nhận ISO 22000:2018 cho khách hàng. Chứng nhận ISO 22000:2018 có giá trị 3 năm.