Đông trùng hạ thảo từ lâu đã nổi tiếng với nhiều công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng để dược liệu này phát huy hết giá trị vốn có. Khi nào không nên uống đông trùng hạ thảo, đối tượng nào không nên sử dụng? Bài viết sau đây sẽ giải đáp những trăn trở này.
TRƯỜNG HỢP NÀO CÓ THỂ SỬ DỤNG ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO?
Đông trùng hạ thảo có chứa nhiều hoạt chất mang lại dược tính mạnh. Do vậy các chuyên gia khuyên rằng, chỉ ở những đối tượng người bệnh đặc biệt mới có thể sử dụng loại dược liệu này. Đối với những cơ địa không phù hợp, khi dùng sẽ gây ra một số tác dụng không mong muốn.
Các nghiên cứu đã chứng minh, đông trùng hạ thảo mang lại những hiệu quả rất tích cực trong việc bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ điều trị các bệnh thường gặp ở các đối tượng cụ thể như sau:
- Suy giảm, rối loạn sinh lý ở cả nam và nữ.
- Người đang bị ho, hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi cấp và mãn tính.
- Người bệnh đang mắc phải các bệnh về tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp
- Người đang trong quá trình hoá xạ trị ung thư.
- Người mắc chứng suy nhược cơ thể, cần hồi phục nhanh sau phẫu thuật.
- Đối tượng cần dự phòng bệnh tật và nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể.
KHI NÀO KHÔNG NÊN UỐNG ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO?
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng trong một số trường hợp nhất định, bệnh nhân khi sử dụng trùng thảo này lại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Để trả lời cho câu hỏi “Khi nào không nên uống đông trùng hạ thảo?” còn phải tùy thuộc vào dạng bào chế, cơ địa cũng như bệnh lý nền của người sử dụng.
Đông trùng hạ thảo được khuyến cáo KHÔNG DÙNG trong những trường hợp sau:
- Trẻ em, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú, hoặc phụ nữ đang trong thời kỳ có kinh nguyệt.
- Không dùng đông trùng hạ thảo có dạng đông trùng là nhộng tằm đối với những trường hợp bị dị ứng nhộng tằm. Những người có cơ địa dị ứng các loại nấm cũng không nên sử dụng đông trùng hạ thảo.
- Bệnh nhân bị rối loạn đông máu, do hoạt chất cordyceps trong nấm đông trùng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu dẫn đến tình trạng không thể cầm máu được. Vì vậy, những bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật cũng không nên sử dụng để dự phòng trường hợp xuất huyết có thể xảy ra.
- Bệnh nhân mắc bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, đa xơ cứng, viêm khớp dạng thấp vị dược tính của đông trùng hạ thảo sẽ hỗ trợ cho hệ miễn dịch hoạt động mạnh hơn.
Không phải tất cả các trường hợp khi sử dụng đông trùng hạ thảo đều tốt cho sức khoẻ
ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO NÊN UỐNG VÀO THỜI ĐIỂM NÀO?
Để hấp thu được tối ưu các tinh hoa trong đông trùng hạ thảo, người bệnh phải sử dụng đúng thời gian và liều lượng khuyến cáo. Dưới đây là thông tin về thời điểm cũng như cách sử dụng từng loại bào chế đông trùng hạ thảo cụ thể.
Đông trùng hạ thảo uống lúc nào thì tốt? Đối với dạng viên
Đông trùng hạ thảo dạng viên khi được bào chế thường kết hợp thêm một số tá dược để nâng cao hơn công dụng của dược liệu. Nhưng cũng vì vậy mà nhà sản xuất khuyến cáo không sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Tùy vào từng mục đích, cách dùng và liều lượng cũng khác nhau:
- Trường hợp cần bồi bổ sức khỏe: uống 1000 mg/ngày tương ứng với 1 viên/lần x 2 lần/ngày, uống kèm với nước lọc trước bữa ăn 30 phút
- Trường hợp mới ốm dậy, suy nhược cơ thể: uống 2000 mg/ngày tương đương với 2 viên/lần x 2 lần/ngày, trước ăn sáng và trước khi đi ngủ buổi tối 30 phút.
- Trùng thảo dạng viên là dạng bào chế được lựa chọn nhiều nhất
Đông trùng hạ thảo uống khi nào? Đối với dạng nước
Đông trùng hạ thảo dạng nước là cách bào chế được người tiêu dùng ưa chuộng nhất. Bởi lẽ, dạng nước vừa dễ sử dụng lại có thể giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ các dưỡng chất.
Cách dùng đông trùng hạ thảo dạng này như sau:
- Đối với người suy nhược cơ thể, mới ốm dậy: 1 – 3 lọ/ngày, 1 liều điều trị kéo dài trong vòng 10 – 20 ngày tùy thể trạng người bệnh
- Đối với người muốn dự phòng bệnh tật: 1 – 2 lọ/ngày đối với người dưới 35 tuổi, một liệu trình kéo dài 5 – 10 ngày liên tục. Với người trên 35 tuổi: cũng uống 1 – 2 lọ/ngày với liệu trình dài gấp đôi.
- Đối với trường hợp sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh tật: Nên kết hợp phác đồ của chuyên gia với sử dụng 2 lần/ngày x 2 – 4 lọ/ngày, kéo dài 30 ngày/đợt.
Vậy, dạng nước đông trùng hạ thảo uống lúc nào tốt nhất? Thời điểm thích hợp là 30 phút trước khi ăn sáng, hoặc 30 phút trước đi ngủ. Vì là lúc bụng đang rỗng, cơ thể có thể hấp thu chất dinh dưỡng một cách nhanh chóng, giảm thiểu sự hao hụt do các tương tác hóa học gây nên.
Lưu ý: Đối với dạng nước phải lắc đều sản phẩm trước khi sử dụng và nên bảo quản trong tủ lạnh.
RƯỢU ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO UỐNG NHƯ THẾ NÀO?
Đông trùng hạ thảo ngâm rượu đặc biệt hiệu quả trong trường hợp nam giới bị yếu sinh lý, giảm ham muốn, liệt dương và di mộng tinh.
Đông trùng hạ thảo uống trước hay sau ăn? Tốt nhất nên uống khoảng 10 -15 ml vào buổi tối trước khi đi ngủ để đạt được hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên rượu ngâm đông trùng có kết hợp thêm với một số vị thuốc khác như nhung hươu, cá ngựa, nhân sâm,… thì lại nên uống trong bữa ăn do còn có công dụng khác là kích thích thần kinh.
Đối với bệnh nhân có bệnh lý nền liên quan đến chức năng gan thì nên tránh sử dụng các các loại rượu ngâm đông trùng hạ thảo.